“Trẻ em như búp trên cành- Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan”. Câu ca dao trên cũng là niềm mong ước của tất cả các bậc cha mẹ. Luôn mong muốn con mình phát triển khỏe mạnh và sống thật hạnh phúc. Các bậc làm cha làm mẹ luôn mang trong lòng về việc làm sao có được các món ăn dinh dưỡng cho bé. Nhưng việc nuôi nấng con cái chưa bao giờ là điều đơn giản cả.
Bởi vì đối với con trẻ thì việc bổ sung dinh dưỡng trong những năm tháng đầu đời là vô cùng quan trọng. Và ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của bé. Thấu hiểu được điều đó nên bài viết ngày hôm nay sẽ cung cấp và chia sẻ kiến thức. Về các món ăn dinh dưỡng cho bé để cha mẹ có thể lưu vào cẩm nang của mình !
Chế độ món ăn dinh dưỡng cho bé theo từng độ tuổi
Ở mỗi độ tuổi khác nhau thì tốc độ phát triển cũng như điều kiện nạp các chất dinh dưỡng của các bé cũng sẽ khác nhau. Do đó các bậc làm cha mẹ cần nắm rõ những món ăn dinh dưỡng cho bé nào là phù hợp và cần thiết cho con ở từng giai đoạn khác nhau.
Để giúp các bé phát triển về thể trạng và não bộ. Các giai đoạn phát triển của bé sẽ có các món ăn dinh dưỡng tương thích với độ tuổi đó.Món ăn dinh dưỡng cho bé dưới 1 tuổi.Với giai đoạn dưới 1 tuổi thì được chia thành 4 giai đoạn nhỏ:
Món ăn dinh dưỡng cho bé từ 0 đến 4 tháng
Ở thời điểm này thì không có chất dinh dưỡng nào tốt hơn là sữa mẹ cả. Lúc này các bé cần phát triển toàn diện về mặt thể chất cũng như trí não. Do đó sữa mẹ là món ăn dinh dưỡng thiết yếu nhất cho bé. Mà không cần phải bổ sung thêm bất kỳ dưỡng chất nào nữa. Hãy cho trẻ ăn bất cứ khi nào trẻ thấy đói, ít nhất là 8 lần/ ngày.
Sữa mẹ là nguồn thực phẩm quan trọng nhất đối với trẻ sơ sinh. Để phát triển toàn diện về mặt thể chất cũng như trí não. Các bé trong giai đoạn từ 0 đến 4 tháng tuổi cần được cung cấp sữa mẹ hoặc sữa bột. Ngoài ra không cần cho trẻ ăn hoặc uống thêm thứ gì khác. Cho trẻ bú bất cứ khi nào trẻ thấy đói, ít nhất là 8 lần trong một ngày.
Món ăn dinh dưỡng cho bé từ 4 đến 6 tháng
Đến thời điểm này thì sữa mẹ (hoặc sữa bột) vẫn là món ăn dinh dưỡng chính của trẻ. Ở giai đoạn này thì các mẹ sẽ tập dần cho các bé ăn thêm ở bên ngoài để có nhiều dưỡng chất hơn. Các mẹ nên bắt đầu tập cho bé ăn các loại rau củ xay nhuyễn rồi pha chung với sữa mẹ hoặc sữa bột. Theo thời gian sẽ điều chỉnh lại lượng rau củ theo nhu cầu tiếp nhận dinh dưỡng của bé.
Món ăn dinh dưỡng cho bé từ 6 đến 10 tháng
Vẫn tiếp tục duy trì cho bé bú sữa mẹ nhưng hãy thêm vào 1 lượng thức ăn nhỏ từ bên ngoài cho bé và bắt đầu quá trình tập ăn dặm. Bột và cháo là 2 món ăn dinh dưỡng phù hợp nhất với bé ở giai đoạn này.
Các mẹ có thể xay nhuyễn thịt, cá, rau củ và nấu chung với cháo để cho bé tập ăn. Nên cho ăn từ lỏng đến đặc để cơ thể bé quen dần với các chất. Ngoài ra nếu cho bé ăn thêm ngũ cốc, sữa chua, phô mai…thì càng tốt.
Tìm hiểu thêm:
- Top 40+ quán cơm trưa văn phòng TPHCM ngon rẻ nhiều món
- Tổng hợp 25 món ăn tăng cân cho người gầy tốt nhất
- Những món ăn bổ máu dành cho tất cả thành viên trong gia đình
- Gợi ý 35+ thực đơn cơm trưa văn phòng theo tuần ngon, bổ, dễ làm
Món ăn dinh dưỡng cho bé từ 10 đến 12 tháng tuổi
Ở giai đoạn này thì việc chỉ bú sữa mẹ hoặc sữa bột không thể bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cho sự phát triển của trẻ. Chính vì vậy trong giai đoạn này các mẹ cần bổ sung thêm các nhóm dưỡng chất cho bé:
- Đường bột: gạo, mì, khoai, sắn…
- Chất đạm: thịt, cá, trứng, tôm, cua…
- Chất xơ và vitamin: rau, củ, trái cây…
- Chất béo: phô mai, sữa, dầu ăn, các loạt hạt…
Khi chế biến món ăn thì các mẹ lưu ý là nấu chín kĩ và thái nhỏ để cho bé dễ tiêu hóa. Vì lúc này hệ tiêu hóa của bé cần phải làm quen với các nhóm dưỡng chất được nạp vào cơ thể. Nên các mẹ cần kĩ lưỡng trong việc nấu các món ăn dinh dưỡng cho bé nhé!
Món ăn dinh dưỡng cho giai đoạn từ 1-3 tuổi
Đây là lúc tốc độ phát triển đáng kinh ngạc của bé do đó nên việc bổ sung các chất dinh dưỡng là rất cần thiết các mẹ chú ý nhé. Bạn cũng có thể bổ xung các chất dinh dưỡng mà cơ thể bé cần. Bằng cách chế biến, phối hợp các loại thực phẩm dồi giàu dinh dưỡng.
Nếu thấy bé thích trứng luộc và sữa, hãy chủ động thử làm bánh cho bé ăn. Cũng là các chất dinh dưỡng đó, nhưng bạn có thể đa dạng hoá các món ăn cho bé!
Hãy cho bé ăn đầy đủ các món ăn mặt và ngọt trong cả bữa trưa lẫn tối. Để cho thực đơn đa dạng và phong phú, làm bé không cảm thấy bị ngán khi phải ăn hoài 1 món. Việc này còn kích thích vị giác giúp bé ăn ngon miệng hơn và nhu cầu muốn ăn nhiều hơn.
Món ăn dinh dưỡng cho giai đoạn từ 3-6 tuổi
Đây là giai đoạn bé bắt đầu chuyển sang chế độ ăn cùng gia đình. Nên việc bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết và phù hợp là vô cùng quan trọng. Lúc này bé cần ăn từ 3-4 bữa ăn chính mỗi ngày và thức ăn chủ yếu là cháo hoặc súp. Có thể cho bé tập ăn thêm cơn nát nhưng phải đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất.
Khẩu phần ăn của bé mỗi ngày ước tính khoảng 100-140g gạo. Hoặc ngũ cốc, 80-120g thịt, cá, trứng, đậu hũ…, 20ml dầu ăn. Rau và hoa quả theo nhu cầu của bé, ít nhất 100-200g các loại rau xanh. Và 100-200g các loại quả chín mới đảm bảo được lượng dưỡng chất cung cấp mỗi ngày cho bé.
Ở lứa tuổi này thì bạn cũng nên cho bé uống từ 600-800ml mỗi ngày. Để bổ sung sắt và canxi cho hệ xương thêm chắc khỏe.
Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bé khỏe mạnh
Trong khẩu phần ăn của bé nên hạn chế muối không nên quá 1 muỗng cafe muối mỗi ngày. Nên thay đổi món ăn thường xuyên để tạo sự ngon miệng và hứng thú khi ăn cho bé. Đồng thời cân bằng và hài hòa được các chất trong các món ăn dinh dưỡng cho bé. Lúc này tốt nhất là cho bé ngồi ăn chung với gia đình. Để cảm nhận không khí ấm cúng giúp bé ăn ngon miệng hơn.
Mối quan hệ giữa dinh dưỡng, sức khỏe và học tập rõ ràng không thể phủ nhận. Dinh dưỡng là một trong ba nhân tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Bởi vì các món ăn dinh dưỡng cho bé không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển hiện tại. Mà còn là sự quyết định cho tương lại của trẻ về cả mặt thể chất lẫn trí não.
Tóm lại
Việc lựa chọn các món ăn dinh dưỡng cho bé qua các nghiên cứu đã chỉ ra rằng. Dinh dưỡng trong những năm đầu của trẻ có liên quan tới sức khỏe. Và thành tích học tập của chúng trong những năm sau đó. Do đó các mẹ hãy xây dựng dinh dưỡng đầy đủ, đa đạng các món ăn. Để bé hấp thu đầy đủ các dưỡng chất làm tiền đề cho cơ thể khỏe mạnh trong tương lai.
Xem thêm những nội dung khác :
- Gợi ý các món ngon từ thịt gà tự làm tại nhà cực ngon
- Gợi ý những món ăn ngon từ thịt bò dễ làm đậm vị
- Cách nấu các món ăn ngon từ thịt heo cho bữa ăn tròn vị